Xem thêm

4 bước xử lý khi bị đau tai khi đeo tai nghe

Đeo tai nghe không đúng cách, lạm dụng tai nghe, chọn tai nghe không phù hợp,... là những nguyên nhân gây đau tai khi đeo tai nghe. Việc phát hiện sớm vấn đề này là...

Đeo tai nghe không đúng cách, lạm dụng tai nghe, chọn tai nghe không phù hợp,... là những nguyên nhân gây đau tai khi đeo tai nghe. Việc phát hiện sớm vấn đề này là rất quan trọng để bảo vệ an toàn cho đôi tai khi sử dụng tai nghe. Hãy cùng tìm hiểu 4 bước xử lý khi bạn bị đau tai khi đeo tai nghe.

Đau tai khi đeo tai nghe - Nguyên nhân và triệu chứng

Đau tai khi đeo tai nghe là vấn đề phổ biến hiện nay

Đau tai khi đeo tai nghe là vấn đề phổ biến hiện nay.

Là một trong những vấn đề có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em, đau tai trở thành vấn đề đáng chú ý do tác động không chỉ đến thính giác mà còn đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây đau tai có thể là do bệnh lý bên trong tai hoặc do tổn thương từ bên ngoài. Tuy nhiên, nổi bật nhất là việc đeo tai nghe không đúng cách hoặc lạm dụng tai nghe.

Đeo tai nghe quá nhiều khiến bạn đi đau tai

Đeo tai nghe quá nhiều khiến bạn đi đau tai.

Thông thường, âm thanh từ môi trường sẽ đi qua ống tai, màng nhĩ và cọ xát với các tế bào lông trong ống tai trước khi đến não bộ. Đây là cơ chế truyền âm mà tai thường xuyên tiếp nhận mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, khi sử dụng tai nghe, âm thanh được truyền trực tiếp vào tai với áp lực cao hơn bình thường. Cơ chế này vượt quá khả năng chịu đựng của tai và bạn cần điều chỉnh thói quen đeo tai nghe đúng cách hơn. Nếu không, bạn có thể mắc các bệnh đau tai như viêm tai ngoài, hỏng màng nhĩ, suy giảm thính lực hoặc đau nhức bên trong tai.

Các bước xử lý khi bị đau khi đeo tai nghe

1. Dừng việc đeo tai nghe

Thông thường, bạn sẽ không nhận biết được các bệnh về tai liên quan đến việc sử dụng tai nghe như viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, rối loạn thính lực, suy giảm thính giác,... trong một vài ngày hoặc thậm chí vài tháng sử dụng. Đó là loại bệnh phát hiện sau một quá trình dài bị tổn thương, do đó khó phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng như ù tai kéo dài, đau tai thường xuyên, khó nghe,... thì điều đầu tiên bạn nên làm là ngừng sử dụng tai nghe.

2. Đánh giá và theo dõi tình hình

Dừng đeo tai nghe và theo dõi tình trạng sức khỏe

Dừng đeo tai nghe và theo dõi tình trạng sức khỏe.

Việc ngừng đeo tai nghe sẽ giúp bạn đánh giá và theo dõi tình hình sức khỏe sau khi phát hiện các triệu chứng liên quan đến tai của mình. Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bạn xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau tai và trả lời câu hỏi "Các triệu chứng này có phải do đeo tai nghe gây ra hay không?".

3. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai để kiểm tra

Gặp bác sĩ chuyên khoa tai để thăm khám

Gặp bác sĩ chuyên khoa tai để thăm khám.

Sau khi đã xác định vấn đề, hãy lưu ý không tự chẩn đoán bệnh về tai từ các triệu chứng. Thay vào đó, hãy đến thăm khám tại đơn vị chuyên điều trị bệnh về tai, gặp bác sĩ chuyên khoa để được đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe đôi tai và đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất.

4. Điều trị theo lời khuyên của bác sĩ

Dù là bệnh nhẹ hay nghiêm trọng, điều trị theo lời khuyên của bác sĩ là cách "khôn ngoan" nhất để bảo vệ đôi tai. Uống thuốc chỉ là biện pháp tạm thời cho những bệnh nhẹ, nhưng với các vấn đề đau tai thực sự, cần phải thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khắc phục tình trạng đau tai theo lời khuyên của bác sĩ

Khắc phục tình trạng đau tai theo lời khuyên của bác sĩ.

Một cơn đau tai nhẹ có thể là tín hiệu mà cơ thể đang cố gắng cảnh báo về một vấn đề nghiêm trọng khác về đôi tai trong tương lai. Vì vậy, nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì về tai, đặc biệt là khi sử dụng tai nghe, hãy thăm khám ngay với bác sĩ để điều trị kịp thời.

Sức khỏe của đôi tai ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do đó, khi sử dụng tai nghe, hãy tạo thói quen đeo tai nghe đúng cách để trải nghiệm âm thanh một cách an toàn và bền vững hơn. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn đeo tai nghe đúng cách, hãy cùng tham khảo!

Hướng dẫn cách đeo tai nghe đúng cách

Nghe với mức 2/3 âm lượng tổng

Nghe nhạc ở mức 60% âm lượng tổng để bảo vệ đôi tai

Nghe nhạc ở mức 60% âm lượng tổng để bảo vệ đôi tai.

Thói quen nghe nhạc ở mức âm lượng tối đa do đeo tai nghe trong môi trường ồn ào hoặc sở thích nghe nhạc lớn là một trong những nguyên nhân chính gây ra đau tai khi đeo tai nghe. Nghiên cứu cho thấy nếu nghe nhạc ở mức âm lượng tối đa 100%, sau 15 phút bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhẹ và tình trạng này càng trở nên tệ hơn nếu bạn nghe nhạc liên tục trong thời gian dài. Vì vậy, hãy chỉ nghe nhạc ở mức 60% âm lượng tổng để đảm bảo an toàn cho đôi tai.

Không nên đeo tai nghe qua đêm

Nhiều người có thói quen sử dụng tai nghe khi ngủ, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của tai. Đeo tai nghe trong thời gian dài sẽ làm giảm thính lực và có thể gây đau nhức và ù tai. Do đó, nếu bạn có thói quen nghe nhạc khi ngủ, hãy đặt thời gian tắt ứng dụng nghe nhạc trước khi đi ngủ.

Cần lưu ý nếu có thói quen đeo tai nghe khi ngủ

Cần lưu ý nếu có thói quen đeo tai nghe khi ngủ.

Nên dùng các loại tai nghe mở (Open-ear)

Các loại tai nghe mở (Open-ear) có thiết kế để hở hai ống tai, mang lại sự thoải mái và thông thoáng. Đặc biệt, các dòng tai nghe open-ear sử dụng công nghệ truyền âm thanh qua xương của Shokz là giải pháp tối ưu nhất.

Chọn đeo các loại tai nghe mở (Open-ear) để hạn chế tình trạng đau tai

Chọn đeo các loại tai nghe mở (Open-ear) để hạn chế tình trạng đau tai.

Bằng cách truyền âm thanh qua xương, bỏ qua màng nhĩ và phần khung vành bọc lớp nhựa silicon ôm tai vừa phải và mềm mại, tai nghe open-ear dẫn âm qua xương của Shokz giúp người đeo không bị đau nhức tai.

Thường xuyên vệ sinh tai nghe

Vệ sinh tai nghe thường xuyên là một việc cần thiết để bảo đảm độ bền của tai nghe và tránh tích tụ vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tai. Hãy thường xuyên làm sạch tai nghe bằng vải mềm và chất tẩy rửa chuyên dụng.

Chọn loại tai nghe chất lượng, chính hãng

Cân nhắc chọn một loại tai nghe chất lượng hơn để đảm bảo đôi tai khỏe mạnh

Cân nhắc chọn một loại tai nghe chất lượng hơn để đảm bảo đôi tai khỏe mạnh.

Đau tai do tai nghe không chỉ phụ thuộc vào cách sử dụng tai nghe mà còn phụ thuộc vào chất lượng tai nghe. Thiết kế tai nghe kẹp quá chặt, tai nghe lỏng lẻo gây bật âm lượng quá cao, chất lượng âm thanh kém, tai nghe bịt kín làm bí bách ống tai,... đều là những yếu tố gây ảnh hưởng đến tai. Hãy chọn cho mình một loại tai nghe chất lượng tốt để tránh các vấn đề đau tai khi đeo tai nghe. Tai nghe Shokz OpenMove, một dòng sản phẩm an toàn và chất lượng, có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn.

Shokz OpenMove - Tai nghe truyền âm thanh qua xương an toàn, tiện lợi

OpenMove - Tai nghe truyền âm qua xương an toàn cho đôi tai

OpenMove - Tai nghe truyền âm qua xương an toàn cho đôi tai.

Khác với các tai nghe truyền âm thanh qua không khí, Shokz OpenMove truyền âm thanh qua các mô xương của hàm và xương thái dương trước khi đi thẳng đến tai. Đây là công nghệ giúp OpenMove khắc phục tình trạng đau tai do âm thanh tác động lên màng nhĩ trong thời gian dài. Thêm vào đó, thiết kế ngoại vi của OpenMove cũng mang đến sự an toàn với hai núm nghe bên ngoài ống tai, vùng vành titanium không ép quá mạnh và thiết kế open-ear giúp bạn vừa nghe nhạc vừa nhận thức được những tín hiệu cảnh báo từ môi trường xung quanh.

Tai nghe Shokz OpenMove có khả năng kháng nước hiệu quả

Tai nghe Shokz OpenMove có khả năng kháng nước hiệu quả.

Bên cạnh những tính năng vượt trội về thiết kế và công nghệ, OpenMove còn nhẹ nhàng chỉ với 29g, kháng nước với công nghệ IP55 và thời lượng pin lên đến 6 giờ sử dụng.

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp các vấn đề về tai khi sử dụng tai nghe và tìm được lựa chọn phù hợp cho mình.

1